Trong ngành spa nói riêng cũng như mọi ngành nghề khác nói chung, kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng luôn là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của tiệm spa đó. Ngay dưới đây, hãy cùng Rena những kỹ năng giao tiếp mà một kỹ thuật viên Spa thực sự cần thiết nhé.

Chủ động lắng nghe

Trong lần đầu tiên giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ phải là một người biết lắng nghe và khai thác được câu chuyện, vấn đề của khách hàng đang mắc phải. 

Trong môi trường làm đẹp, không phải ai cũng có thể mạnh dạn chia sẻ vấn đề của mình. Đôi lúc họ sẽ vì nói giảm nói tránh mà không dám chia sẻ tình trạng một cách chân thực. Từ đó khiến người kỹ thuật viên khó lòng nắm bắt được tình hình và đưa ra những phác đồ, liệu trình không chính xác.

Tập trung vào giải pháp giúp đỡ khách hàng

Đây là một kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng khá quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua. Nhiều kỹ thuật viên Spa khi mới vào nghề thường có rất lo sợ vấn đề “không bán được hàng” nên hay có xu hướng quảng cáo “quá đà” dẫn đến việc tư vấn những liệu trình “quá xa” so với nhu cầu thực tế của khách. 

Điều này sẽ vô tình làm cho khách cảm thấy khó chịu. Vì thực chất, tâm lý chung của con người không ai muốn mình bị “bán hàng” cả. Do đó, sau khi lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu, hãy chỉ tập trung vào những giải pháp thiết thực, gần gũi nhất với khách. 

Nhiệm vụ của bạn là tư vấn, chỉ ra cho khách đâu là việc cần làm, nên làm, chứ đừng hối thúc họ mua dịch vụ. Vì nếu giải pháp đó thực sự cần thiết, chạm đến được nỗi lòng thầm kín, khách hàng sẽ chủ động “móc ví” một cách vui vẻ, tự nhiên và cực kỳ hài lòng.

Tham khảo thêm: Kỹ năng cần biết khi tìm việc làm nghề spa

Tạo cảm giác cho khách hàng là người quyết định

Không chỉ riêng Spa, mà mọi khách hàng nói chung đều muốn mình là người chủ động mua hàng chứ không phải bị “bán hàng”. Để tạo ra được tình huống này, đòi hỏi người kỹ thuật viên phải thật khéo léo. Và đây cũng được xem là một kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng khó, không phải ai cũng có thể làm được.

Đảm bảo tính nhất quán khi giao tiếp với khách hàng

Mặc dù mục đích cuối cùng của bạn vẫn là bán dịch vụ cho khách, nhưng mấu chốt vấn đề vẫn phải dựa trên nhu cầu thực tế. Nhiều bạn vì muốn khách “chốt” nhanh và nhiều nên đã vẽ ra nhiều lợi ích khá viễn vông, đi xa với thực tế để tạo sự yêu thích cho khách hàng. 

Tuy nhiên, cách này thực sự không mấy khả thi, đặc biệt khi khách hàng của bạn là những người có hiểu biết về lĩnh vực làm đẹp. Họ sẽ rất nhanh phát giác ra những lời quảng cáo mà bạn đã thổi phồng, dẫn đến gây mất thiện cảm và để lại ấn tượng không tốt, tệ nhất là họ sẽ không muốn đến spa của bạn nữa.

Kiềm chế cảm xúc cũng là kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng

Khi làm dịch vụ, bạn sẽ phải tiếp xúc, phục vụ cho mọi tầng lớp khách hàng. Và tất nhiên, không phải ai cũng có một thái độ hòa nhã, dễ chịu. Sẽ có những khách hàng khó tính, đôi khi họ sẽ phàn nàn, thậm chí là chê trách về dịch vụ của bạn, khiến cho bạn cảm thấy bực bội trong lòng.

Đây cũng chính là một nỗi niềm chung của rất nhiều người làm dịch vụ vì chúng ta buộc phải giữ một thái độ hòa nhã, kiên nhẫn và tiếp thu góp ý từ khách hàng. Tuyệt đối không được nóng giận, mất bình tĩnh để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra.

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

Thực tế cho thấy, khách hàng có xu hướng sẽ gắn bó với một Spa lâu dài nếu nơi đó mang lại dịch vụ phù hợp, vừa ý họ. Và thái độ, cách chăm sóc của nhân viên chính là một kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng giúp giữ chân khách hàng khá tốt.

Đồng thời, bạn phải biết rằng 85% hiệu quả kinh doanh sẽ được quyết định bởi “marketing truyền miệng”. Do đó, hãy xây dựng một mối quan hệ tốt với khách hàng của bạn, chúng sẽ giúp Spa duy trì được một lượng khách ổn định. Song song với đó là có thêm nhiều khách hàng mới tiềm năng hơn.

Tham khảo thêm: Kỹ năng tư vấn bán hàng tại Spa mọi KTV Spa cần biết

Cảm ơn đúng lúc, xin lỗi đúng chỗ

Đã làm dịch vụ thì nhất quyết bạn không nên đôi co hay tranh chấp với khách trong bất cứ tình huống nào. Khi khách hàng góp ý, than phiền về dịch vụ, hãy thành thật xin lỗi một cách chân thành, thể hiện thái độ biết lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh.

Bên cạnh đó, việc nói lời cảm ơn cũng quan trọng không kém. Một yếu tố nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc tạo thiện cảm trong mắt khách hàng. Câu nói “khách hàng là thượng đế” vẫn luôn đúng cho mọi thời đại trong ngành dịch vụ.

Lời kết

Vừa rồi là những kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng vô cùng quan trọng và cần thiết mà Rena đã phân tích với các bạn. Do đó, bên cạnh việc thực hành để có được tay nghề tốt, hãy cố gắng rèn luyện thêm những kỹ năng bổ sung, giúp cho sự nghiệp của bạn càng thêm thành công nhé.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ