Hiện tượng da mỏng nổi gân xanh khiến nhiều người hoang mang không biết mình có đang gặp phải bệnh lý gì hay không? Nguyên nhân vì sao lại có tình trạng này? Hãy cùng Rena theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Nổi gân xanh trong trường hợp nào thì được xem là bình thường?

Đầu tiên bạn cần phải hiểu rằng, gân xanh chính là các đường tĩnh mạch dưới da. Chúng chính là bộ phận vận chuyển máu giữa tim và các bộ phận trên cơ thể người. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà phần gân xanh này sẽ có màu sắc khác nhau, cụ thể như xanh lá, tím, xanh lục,...

Do đó, hiện tượng da mỏng nổi gân xanh sẽ là hoàn toàn bình thường trong những trường hợp dưới đây.

Do bẩm sinh

Vì lý do di truyền hay bẩm sinh, một số người sẽ có làn da tương đối mỏng, đồng thời đường tĩnh mạch cũng nằm rất sát da. Đối với dạng cơ địa này thì việc da mỏng nổi gân xanh là hết sức bình thường, và đây không phải là bệnh lý.

Đồng thời, màu sắc của da cũng là một yếu tố quyết định đến việc nổi gân xanh. Thông thường, với những bạn sở hữu một làn da trắng, nhợt nhạt thì sẽ rất dễ nổi gân xanh.

Do quá ốm

Đối với những người gầy, lớp mỡ dưới làn da quá ít nên không thể che phủ được những đường gân xanh. Do đó, bạn sẽ thấy họ có làn da khá mỏng và xuất hiện gân xanh trên cơ thể, đặc biệt là ở hai bàn tay.

Khi về già, hiện tượng da mỏng nổi gân xanh này càng trở nên rõ rệt hơn do lớp mỡ ngày càng tiêu biến.

Nổi gân xanh khi vận động mạnh

Bên cạnh hai trường hợp kể trên, thì khi vận động mạnh hay chơi thể thao, bạn cũng sẽ thấy xuất hiện tình trạng nổi gân xanh. Vì lúc này, các nhóm cơ được kích hoạt trở nên căng hơn, nhịp tim cũng nhanh đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu. Do đó, gân xanh sẽ nổi lên để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu tốt hơn.

Ngược lại, nhóm gân xanh này sẽ xẹp xuống sau khi bạn kết thúc việc vận động mạnh.

Tham khảo thêm: Khẩn cấp: Da bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao?

Phụ nữ nổi gân xanh trong thai kỳ

Khi mang thai, hệ tuần hoàn trong cơ thể người phụ nữ hoạt động mạnh mẽ hơn để tăng lượng máu nuôi em bé. Do đó, mạch máu sẽ căng và hằn rõ hơn.

Đặc biệt là tại vùng bụng ở những tháng cuối thai kỳ, bụng to khiến vùng da căng ra, bạn càng dễ thấy lớp da mỏng nổi gân xanh. Và hiện tượng sẽ biến mất sau khi sinh em bé.

Da mỏng nổi gân xanh có phải là bệnh lý hay không?

Ngoài những trường hợp kể trên thì hiện tượng da mỏng nổi gân xanh đôi khi cũng là dấu hiệu của một vài bệnh lý.

Suy giãn tĩnh mạch

Hãy để ý mu bàn tay của bạn, nếu thấy xuất hiện gân xanh nhiều và dày đặc thì rất có thể bạn đang mắc phải chứng suy giãn tĩnh mạch. Đi kèm với việc nổi gân xanh thì thi thoảng bạn sẽ thấy vùng da đó hơi căng nhức hoặc đau nhẹ. Lúc này, những đường gân xanh sẽ khá to và ngoằn ngoèo.

Nổi gân xanh ở cổ, bụng, ngực

Vùng cổ, ngực, bụng là những khu vực rất hiếm khi xảy ra hiện tượng da mỏng nổi gân xanh. Do đó, nếu chúng xuất hiện thì khả năng cao đó chính là dấu hiệu của bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, nếu gân xanh nổi nhiều tại vùng bụng dưới thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm vì đó còn là biểu hiện của chứng xơ gan hoặc khối u.

Nổi gân xanh ở đầu

Đầu là vùng cực kỳ quan trọng, nên bất kỳ triệu chứng nào ở khu vực này cũng đều là một dấu hiệu đáng lưu tâm. Nếu thấy ở khu vực trán có những đường gân xanh nổi lên, thì có thể cơ thể bạn đang trong trạng thái rất mệt mỏi, căng thẳng do làm việc, suy nghĩ quá độ.

Đặc biệt, đi kèm với nổi gân xanh còn có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thì càng phải thận trọng hơn nữa. Vì đây có thể là dấu hiệu bạn đang bị xơ cứng động mạch não, rất dễ gây ra hiện tượng đột quỵ.

Da mỏng nổi gân xanh ở chân

Nếu thấy gân xanh nổi nhiều ở chân, rất có thể đó là dấu hiệu của chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở nữ giới. Đi kèm với đó là một số biểu hiện như:

  • Thường xuyên cảm thấy chân nóng rát, tê, mỏi và nặng nề.
  • Hay bị chuột rút.
  • Những lúc phải đi lại nhiều hoặc đứng quá lâu sẽ cảm thấy đau cứng ở phần chi dưới.
  • Chân phù nề đi kèm với các vết bầm tím ở vùng bắp và cẳng chân.

Tham khảo thêm: Làm thế nào để chấm dứt tình trạng da sần sùi không đều màu?

Làm thế nào để hạn chế tình trạng nổi gân xanh?

  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh tình trạng độc tố bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
  • Sau khi tập thể dục phải có bước giãn cơ.
  • Tập yoga và thiền để cân bằng cơ thể, giảm stress.
  • Thường xuyên massage tay, chân với nước ấm.
  • Hạn chế việc mang giày cao gót.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị nếu như có bệnh.

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn bạn đã nắm được tình trạng da mỏng nổi gân xanh là do đâu cũng như mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Theo dõi Rena để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe cũng như sắc đẹp nhé.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ